Ứng dụng công nghệ 3D thực tế ảo trong đào tạo đang là xu hướng được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công nghệ này vẫn chưa được phổ biến nhiều, đặc biệt là trong các lĩnh vực đào tạo có yếu tố chuyên môn như y khoa, kiến trúc, xây dựng… Để nâng cao chất lượng đào tạo, một trường đại học tại miền Trung đang áp dụng công nghệ này vào giảng dạy nhằm khắc phục tình trạng học chay của sinh viên.
Đây là cơ thể con người được tạo nên từ việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D… Công nghệ này được nhóm nghiên cứu của Đại học Duy Tân phát triển, và áp dụng trong đào tạo sinh viên khoa y từ hơn 1 năm nay. Hiện nhóm tiếp tục phát triển nhằm mô phỏng các bệnh lý phức tạp hơn.
Ứng dụng công nghệ ảo 3D này không chỉ được phát triển trên nền tảng máy tính, mà còn phát triển trên các phiên bản dành cho các thiết bị di động. Với những chiếc thẻ như thế này, sinh viên cũng có thể nghiên cứu, học tập ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.
Được đưa vào ứng dụng trong giảng dạy y khoa, công nghệ thực tế ảo 3D đã mang lại hiệu quả tích cực. Hiện nhà trường cũng đang ứng dụng vào các ngành đào tạo khác như kiến trúc, xây dựng, nhằm giúp cho sinh viên có thể nắm được những kiến thức cơ bản trước khi thực nghiệm tại hiện trường. Với việc đưa công nghệ thực tế ảo 3D vào giảng dạy, được kỳ vọng sẽ tạo được sự đột phá trong giảng dạy, tránh tình trạng “dạy chay, học chay” vốn đang còn phổ biến tại nhiều trường đại học.
Pv: Tiến sĩ Anad Nayyar – Chuyên gia Công nghệ Thông tin: Tôi nghĩ rằng Việt Nam nên chú trọng nhiều hơn nữa vào việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thực tế ảo vào giáo dục. Bởi đây là một trong những phương thức trực quan dễ dàng nhất để có thể nhìn thấy nhiều góc cạnh mà chúng ta khó có thể nhìn thấy được bằng cách quan sát thông thương. Và theo tôi công nghệ thực tế ảo sẽ là công cụ đắc lực giúp cho việt nam có nhiều điều kiện hơn trong việc đón đầu vỡi xu thế 4.0 hiện nay.
Mặc dù là phương pháp trực quan sinh động hiệu quả, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ 3D vào giảng dạy cho sinh viên vẫn chưa được các trường đại học quan tâm. Đây là một trong lý do khiến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới./.