Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ

Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường đức phổ 2
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:47 pm

» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:46 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Thí sinh Olympic Toán học toàn quốc đạt kỷ lục trong hơn 30 năm
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:38 pm

» Thí sinh tham gia Olympic toán học toàn quốc cao kỷ lục
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Kỳ thi Olympic toán học toàn quốc: Số thí sinh tham gia đạt kỷ lục
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Ngành Dược sĩ và Công nghệ sinh học ở DTU
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:36 pm

» Duy Tân là Đại học đầu tiên của Việt Nam “nhập khẩu” máy Scan iTero 5D Plus đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:31 pm

» Niềm say mê và kiến thức Toán học sẽ là lợi thế trong cuộc sống
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:30 pm

» 11 thí sinh đạt giải đặc biệt thi Olympic toán học
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Các đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng SCImago 2024
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Sinh viên Duy Tân giành nhiều Giải thưởng tại Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh lần thứ 30
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:28 pm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước

Go down 
Tác giảThông điệp
leanh
Thành viên mới
Thành viên mới



Tổng số bài gửi : 18
Reputation : 1
Join date : 28/03/2017

'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước Empty
Bài gửiTiêu đề: 'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước   'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeFri Apr 28, 2017 8:41 am

TTO - Một nhóm nghiên cứu gồm năm thành viên trẻ thuộc trung tâm điện - điện tử (CEE) của Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã lập dự án mang tên “Cánh tay mơ ước” để giúp các em bị khuyết tật, chịu thiệt thòi trong cuộc sống.
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước

Em Phan Trọng Hiếu dùng “đôi bàn tay mơ ước” pha nước mời mẹ - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Sau năm tháng miệt mài tìm hiểu, thử nghiệm, dự án nhân văn này đã cho “ra lò” quả ngọt đầu tiên để trao tặng hai em học sinh ở tỉnh Quảng Nam trong niềm 
vui khôn xiết.

Nối “cánh tay mơ ước”


Dù là những động tác còn ngượng nghịu, nhưng nhìn con trai cầm ly nước mời mình, khuôn mặt bà Nguyễn Thị Ngọc Đào (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) vui hẳn lên. Đôi mắt người mẹ theo sát bàn tay đứa con trai đang cầm mỗi bên một ly nước. Em Phan Trọng Hiếu, con bà Đào, đang làm những động tác pha qua chế lại để nước bớt nóng trước khi đưa mẹ.

“Tui mừng lắm. Nhất là khi cánh tay đã giúp thằng Hiếu sôi nổi hẳn lên. Cánh tay còn quá mới mẻ với cháu nên mình không dám mong chi nhiều, chỉ cần nó có thể tự làm được những việc cá nhân nhỏ nhỏ để xóa đi mặc cảm thì đã mãn nguyện rồi. Bữa chừ cháu đã tự mở tủ lấy sách vở, sắp xếp cho vào cặp để đến trường mà không cần mấy chị giúp” - bà Đào vừa nói vừa vuốt cánh tay giả Hiếu đang mang.

Cánh tay giả ấy là món quà mà nhóm nghiên cứu đến từ Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) trao tặng cho Hiếu (học sinh lớp 8 Trường THCS Nguyễn Trãi) cách đó ít lâu. Những việc tưởng chừng quá đơn giản như rót nước, cầm sách vở từng là nỗi lao tâm khổ tứ của vợ chồng bà Đào suốt bốn năm nay khi chứng kiến con bị khiếm khuyết một phần cơ thể, song mình không 
giúp được gì nhiều.

Bà nói hồi đó dù còn nhỏ nhưng Hiếu đã biết phụ giúp cha mẹ nhiều việc như cắt cỏ, chăn bò. Một lần khi em cùng hai người bạn đi chăn bò thì bị một quả bom bi phát nổ. Vụ tai nạn khủng khiếp ấy đã lấy đi gần hết cánh tay phải và một phần cánh tay trái của Hiếu.

Suốt một thời gian dài sau đó, nỗi đau biến Hiếu thành con người khác: rụt rè, ít giao tiếp với mọi người. Nhưng em vẫn khao khát được đến trường, tìm con chữ! Thế là “chú chim cánh cụt” này phải lấy ống nước, đục lỗ rồi chọc ngòi bút vào trong tập viết.

Cô Lê Thị Thanh Thảo, thành viên nhóm chế tạo “Cánh tay mơ ước”, kể mình đọc được bài báo viết về em khi đang tham gia giao lưu tại một trường cao đẳng ở Hoa Kỳ. Và rồi khi biết tại trường này cũng có trung tâm nghiên cứu các sản phẩm tay chân giả cho người khuyết tật, cô Thảo lập tức “bắt mối” để thành lập ý tưởng rồi mang về Việt Nam.

Và năm tháng qua, quả ngọt từ ý định tốt đẹp này đã được cô và đồng nghiệp hoàn thiện. Hiếu và một học trò khác là em Trần Đăng Khoa (học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Huệ, huyện Đại Lộc) đã được tặng một đôi tay quý giá như mơ ước.

Sản phẩm rẻ cho mọi người

Từng nhiều lần hướng dẫn sinh viên tham gia cuộc thi sáng tạo robot Việt Nam, ThS Đặng Ngọc Sỹ - phó giám đốc CEE, trưởng nhóm nghiên cứu - cho rằng dự án này chưa hẳn là quá khó. Nhưng cái ngặt nghèo là “phải rẻ để đến với mọi người”. Bởi tay chân giả là sáng chế không mới nhưng ở VN vẫn rất hạn chế người dùng vì giá cả chưa hợp lý.

“Muốn làm giá rẻ trước tiên mình phải tự làm chủ công nghệ, tự tìm các nguyên vật liệu cần thiết như dây chất dẻo, dây kéo không giãn, vật liệu lót hút ẩm, dây dán có độ bền cao... Đặc biệt mỗi chi tiết như ngón tay, bàn tay, cẳng tay và các khớp nối, gân cơ tay phải là những thông số được tính toán hợp lý dựa trên các số đo trên phần còn lại của bàn tay 
các em” - ThS Sỹ nói.

Để cho ra đời những đôi tay như thật với độ chính xác cao, nhóm đã chế tạo các máy in 3D vật liệu nhựa bằng phương pháp nóng chảy nhằm gia công các chi tiết. Anh Đinh Hữu Quang, thành viên nhóm, cho biết in 3D mỗi chi tiết phải “ngốn” từ 6-15 tiếng.

Nhưng nhiều trường hợp chi tiết phải thử nghiệm in lại nhiều lần để tính toán lực và kết cấu phù hợp với chiều dài cánh tay khuyết tật của các em. Như trường hợp của Hiếu không phải dị tật bẩm sinh, các bộ phận còn lại trên tay trái, tay phải cũng hoàn toàn khác nhau nên không chi tiết nào giống chi tiết nào, phải 
chỉnh sửa nhiều lần.

Sau hai lần điều chỉnh, phiên bản cánh tay vừa lắp cho Hiếu và Khoa được cả nhóm tạm hài lòng vì độ nhỏ gọn, phù hợp. Qua nhiều lần thực nghiệm, các em làm được những động tác cầm nắm, uống nước hoặc lái xe đạp. Hiếu cho biết do cơ tay của em mới tập làm quen với phần cơ thể mới nên chưa vận động với tốc độ như mong muốn. Nhưng Hiếu rất vui có thể tự làm vệ sinh cá nhân, không phiền gia đình, song em bày tỏ “em muốn làm đẹp hơn như kiểu anh hùng Superman trong phim”.

Sẽ đưa ra thị trường cánh tay 
từ 300.000 - 500.000 đồng

Theo ThS Đặng Ngọc Sỹ, đối tượng mà nhóm hướng tới là các em độ tuổi từ 10-25. Khi tiếp xúc với các em ở độ tuổi dậy thì, anh nhận thấy một trong những điều quan trọng nữa là phải tạo sự tự tin, thoải mái cho các em.

Vì thế trong những phiên bản tiếp theo, nhóm sẽ cải tiến sản phẩm theo tiêu chí thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt, đồng thời tinh gọn hơn.

“Chúng tôi đang xây dựng chiến lược để đưa ra thị trường những sản phẩm nhỏ gọn, giá tầm 300.000-500.000 đồng cho một cánh tay, phù hợp và tạo sự thích thú cho các em khi dùng” - anh nói.

TRƯỜNG TRUNG
Về Đầu Trang Go down
leanh
Thành viên mới
Thành viên mới



Tổng số bài gửi : 18
Reputation : 1
Join date : 28/03/2017

'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước   'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước I_icon_minitimeFri Apr 28, 2017 8:50 am

Sinh viên ĐH Duy Tân tiếp tục đoạt giải Nhất và Nhì cuộc thi Microsoft Imagine Cup 2017


Với dự án SmartChick, đội tuyển EMDTDevDTU đã giành giải Nhất và trở thành đại diện của Việt Nam tham dự vòng chung kết Imagine Cup châu Á - Thái Bình Dương tại Manila (Philippines) vào ngày 23.4.2017 sắp đến.



Sau lần đầu đoạt giải Nhất cuộc thi quốc gia Microsoft Imagine Cup 2016, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục giành chiến thắng cao nhất với giải Nhất và Nhì trong cuộc thi quốc gia Microsoft Imagine Cup 2017. Đội tuyển EMDTDevDTU với dự án SmartChick đã giành giải Nhất và trở thành đại diện của Việt Nam tham dự vòng chung kết Imagine Cup châu Á - Thái Bình Dương tại Manila (Philippines) vào ngày 23.4.2017 sắp tới.

Microsoft Imagine Cup là cuộc thi do Tập đoàn Microsoft tổ chức thường niên trong suốt 15 năm qua nhằm khơi dậy những ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vào thực tế các sản phẩm công nghệ tiềm năng của hàng triệu bạn trẻ đam mê lập trình trên toàn thế giới. Năm 2017, tại Việt Nam, đã có 96 đội đăng ký dự thi trên toàn quốc với vòng chung kết diễn ra vào ngày 13.4 vừa qua là cuộc tranh tài gay cấn giữa 6 đội tuyển xuất sắc nhất nước và sinh viên ĐH Duy Tân một lần nữa đã thể hiện năng lực, trí tuệ và sức sáng tạo không mệt mỏi để thiết kế ra các sản phẩm công nghệ độc đáo và khả dụng nhất. Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho dự án SmartChick của đội tuyển EMDTDevDTU, giải Nhì cho dự án Nano Farm của đội tuyển Happy Farm của sinh viên Duy Tân và giải Ba cho dự án Packn'Go của đội tuyển 101Studio.

Giải Nhất với SmartChick - dự án nuôi gà thông minh

Đội tuyển EMDTDevDTU giành giải Nhất toàn quốc đang ráo riết chuẩn bị để lên đường đến Philippines tham dự vòng chung kết Imagine Cup châu Á - Thái Bình Dương
Đội tuyển EMDTDevDTU giành giải Nhất toàn quốc đang ráo riết chuẩn bị để lên đường đến Philippines tham dự vòng chung kết Imagine Cup châu Á - Thái Bình Dương

Bắt nguồn từ mong muốn được tìm hiểu ngọn ngành cách thức chăn nuôi gà từ quy trình chăm sóc đến các mối quan tâm của người tiêu dùng trong tình hình vấn nạn thực phẩm mất an toàn ngày càng lớn, đội tuyển EDMTDevDTU gồm 3 thành viên: Nguyễn Trần Hoàng Linh (Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân), Lê Viết Triều (Khoa Đào tạo quốc tế, ĐH Duy Tân) và Nguyễn Huy Luật (Khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa Đà Nẵng) đã tìm hiểu và triển khai dự án SmartChick. Đây là hệ thống chăn nuôi gà sử dụng hiệu quả ứng dụng IoT (Internet of Things) và Azure Machine Learning của Microsoft để đơn giản và tối ưu hóa quy trình nhân giống và chăm sóc gà. Với mỗi con chip nhỏ được gắn vào chân từng chú gà, người nuôi có thể theo dõi và thu thập các dữ liệu liên quan tới sức khỏe, tình trạng bệnh tật, sản lượng trứng... Công nghệ này giúp kiểm soát lượng thức ăn chăn nuôi, đảm bảo dinh dưỡng cho gà, đồng thời hình thành một hệ thống chuồng trại thông minh có thể tự động phun thuốc, làm sạch máng nước và thức ăn, giúp các chú gà có thể “chạy bộ” tại chỗ,... nhằm nâng cao chất lượng thịt, giảm dịch bệnh và tiết kiệm tối đa thời gian cùng nhân công chăm sóc.

Thắng giải tại cuộc thi, sinh viên Lê Viết Triều - Khoa Đào tạo quốc tế, ĐH Duy Tân cho biết: “Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi là một ngành quan trọng tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm và khâu vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo nên người chăn nuôi luôn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu gia cầm và tạo chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Hy vọng dự án SmartChick của chúng em sẽ góp phần hỗ trợ người chăn nuôi gà trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong thịt gà, tiết kiệm nhân công, kiểm soát dịch bệnh,... và giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc bởi những ứng dụng từ công nghệ tiên tiến của Microsoft”.

Giải Nhì với Nano Farm - dự án trồng rau thủy canh an toàn

Nano Farm là dự án xuất phát từ nhu cầu của khách hàng muốn trồng rau sạch dựa trên phương pháp thủy canh ngay trong khuôn viên gia đình mà không mất nhiều thời gian và không gian giữa lòng thành phố. Dự án Nano Farm được triển khai bởi 3 thành viên gồm: Phan Hồng Sang (Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân), Nguyễn Ngô Anh Quân (Khoa Điện - Điện tử, ĐH Duy Tân) và Lê Đình Ngọc (Khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa Đà Nẵng).

Ảnh 2: Đội tuyển Happy Farm thuyết trình dự án Nano Farm và đoạt giải Nhì cuộc thi
Ảnh 2: Đội tuyển Happy Farm thuyết trình dự án Nano Farm và đoạt giải Nhì cuộc thi

Dựa trên nền tảng Universal Windows Platform để thiết kế sản phẩm có thể điều khiển được từ điện thoại thông minh hay qua máy tính cá nhân, Nano Farm còn đồng thời tích hợp những công nghệ tiên tiến khác của Microsoft và các thiết bị cảm biến nhằm thu thập và cung cấp các dữ liệu cần thiết cho người trồng rau. Với những chức năng chính như (1) giám sát rau trồng trong vườn 24/7, (2) tự động cung cấp chất dinh dưỡng và tưới nước cho cây, (3) cảnh báo khi cây trồng ở tình trạng báo động, (4) báo tín hiệu khi cây trồng có thể thu hoạch,... Nano Farm giúp khách hàng có thể chủ động giám sát và kiểm soát vườn rau tại nhà của mình từ bất cứ nơi đâu có kết nối Internet. Ngoài ra, Nano Farm còn tạo 1 trang mạng xã hội để người dùng có thể chia sẻ thành quả của mình và liên kết với những cá nhân khác có cũng sở thích để sẻ chia kinh nghiệm trồng trọt.

Hy vọng với những ý tưởng sáng tạo và ứng dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến của Microsoft vào việc giải quyết “bài toán” cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người dân, những dự án mới của các sinh viên Duy Tân sẽ sớm được ứng dụng trong thực tế, mang đến nguồn thực phẩm tươi sạch và chất lượng, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Nguyễn Hà
Về Đầu Trang Go down
 
'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước
» 'Chim cánh cụt' và cánh tay mơ ước
» Đà Nẵng: Nhận chìm vật chất, lo ảnh hưởng đến sinh thái biển
» ĐH Duy Tân tặng cánh tay “Robot” cho học sinh khuyết tật
» ĐH Duy Tân tặng cánh tay “Robot” cho học sinh khuyết tật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ :: TUyển Sinh học Thêm-
Chuyển đến