Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ

Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường đức phổ 2
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:47 pm

» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:46 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Thí sinh Olympic Toán học toàn quốc đạt kỷ lục trong hơn 30 năm
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:38 pm

» Thí sinh tham gia Olympic toán học toàn quốc cao kỷ lục
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Kỳ thi Olympic toán học toàn quốc: Số thí sinh tham gia đạt kỷ lục
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Ngành Dược sĩ và Công nghệ sinh học ở DTU
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:36 pm

» Duy Tân là Đại học đầu tiên của Việt Nam “nhập khẩu” máy Scan iTero 5D Plus đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:31 pm

» Niềm say mê và kiến thức Toán học sẽ là lợi thế trong cuộc sống
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:30 pm

» 11 thí sinh đạt giải đặc biệt thi Olympic toán học
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Các đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng SCImago 2024
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Sinh viên Duy Tân giành nhiều Giải thưởng tại Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh lần thứ 30
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:28 pm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
minhuyen0301
Thành Viên Kim Cương
Thành Viên Kim Cương



Tổng số bài gửi : 2620
Reputation : 1
Join date : 29/06/2015

37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Empty
Bài gửiTiêu đề: 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus   37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeThu May 23, 2019 8:42 pm

Số lượng các công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học còn khá khiêm tốn. Trong đó có 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2%. Con số này nói lên mức độ hội nhập với trình độ quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam.
Đó là một trong những kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thực hiện Đề tài mã số KHGD/16-20.ĐT.032 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” đã thực hiện khảo sát ở hơn 40 trường đại học trong cả nước.

Nhóm nghiên cứu do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội làm trưởng nhóm.

58,8% giảng viên tham gia nhóm nghiên cứu

Theo kết quả khảo sát của nhóm thực hiện đề tài với 216 giảng viên với

Chính sách về nhóm nghiên cứu (NNC)

Tại Quyết định 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trong nước và nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong đó một trong những mục tiêu là hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng 50 NNC (giai đoạn 2016-2020) và 80 NNC (giai đoạn 2021-2015) nhằm hình thành các NNCM đủ sức giải quyết những vấn đề KH&CN lớn của đất nước.

thành phần trong đó TS: 42,1%, TSKH: 2,3%, PGS: 9,7% và GS: 4,6% ở 40 trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn cả nước, với tỷ lệ 69% là nam, kết quả cho thấy có 58,8% (127/216) khẳng định đang tham gia các nhóm nghiên cứu (NNC).

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, tính đến năm học 2016-2017 đã có 491 nhóm giảng dạy - nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy - nghiên cứu nhất là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), tiếp đến là các trường: Đại học Tây Nguyên (42 nhóm), Đại học Đà Nẵng (36 nhóm), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (24 nhóm), Đại học Quốc gia Hà Nội (29 NNC mạnh). Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành 945 NNC, một trường đại học có trung bình 7 NNC.

Các kết quả khảo sát cũng ghi nhận trong số ý kiến của 216 giảng viên, có 29,1% là các trưởng NNC, cho biết đã tham gia 64 NNC mới được thành lập trong vòng 5 năm từ 2013 trở lại đây.

Số NNC tăng mạnh trong năm 2017 với 17/64 nhóm. Điều này có thể lý giải bởi áp lực của yêu cầu về công bố quốc tế với độ ngũ giảng viên và NCS.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho hay, quy chế đào tạo tiến sỹ năm 2017 mới ban hành yêu cầu giảng viên hướng dẫn và NCS đều phải có công bố quốc tế là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự hình thành các NNC mới trong những năm gần đây.

Thông qua NNC, chất lượng đào tạo tiến sỹ và chất lượng đội ngũ đã tăng lên từng bước. Các kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, 77,78% các giảng viên tham gia các NNC đã có các công bố trên các tạp chí ISI/Scopus trong khi con số này đối với các giảng viên không thuộc các NNC chỉ là 48,31%,

23,02% giảng viên tham gia các NNC có các sản phẩm đạt giải thưởng KH&CN, 44,44% có sản phẩm KH&CN hoàn chỉnh, có thể chuyển giao công nghệ và thương mại hóa. Đây là tỷ lệ khá cao nếu so với các giảng viên không tham gia các NNC (13,48% và 30,34%).
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Nhom-nghien-cuudocx-1556507535771
Biểu đồ so sánh một số tiêu chí giữa các giảng viên tham gia/không tham gia NNC.
Năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, chỉ ở mức 2309 bài. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây nhất của nhóm NC độc lập của ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước đó 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài.

Nếu chỉ tính riêng các công bố quốc tế thuộc Scopus, trong vòng 10 năm trở lại đây (2009-2018), số lượng các công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng gần 5 lần, từ 1.764 bài năm 2009 đã tăng lên đến 8.234 bài năm 2018. Có thể nhận thấy, sự gia tăng của các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng công bố quốc tế.
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Screen-shot-20190429-at-101351-am-1556507651831
Tốc độ tăng công bố Scopus của Việt Nam giai đoạn 2009-2018. (Nguồn: Cơ sở dữ liệu Scopus, truy cập ngày 7/1/2019)

Các thống kê từ nguồn dữ liệu của ISI và Scopus cho thấy một số trường đại học như: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Duy Tân … là những đơn vị đào tạo – nghiên cứu có số lượng công bố quốc tế và tổng số trích dẫn của các bài báo quốc tế đứng top đầu tại Việt Nam.

Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu của các NNC cũng không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn tập trung nhiều nhất vào 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Nhom-nghien-cuudocx-1556507535892
Biểu đồ phân bố lĩnh vực nghiên cứu của các NNC.

Các trường đại học chưa quyết liệt để đầu tư cho các NNC

Qua khảo sát về thực trạng phát triển, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết, bên cạnh những mặt đạt được của nhóm NNC trong thời gian qua thì vẫn còn một số tồn tại và hạn chế:

Thứ nhất, thiếu cán bộ khoa học đầu ngành dẫn dắt NNC. Kết quả khảo sát mới cho thấy trong số các cán bộ được hỏi mới có 75% các NNC là do các GS, PGS dẫn dắt. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đánh cho thấy 96% cho rằng vai trò dẫn dắt của người trưởng nhóm rất quan trọng, 97,6% cho rằng bên cạnh người trưởng nhóm, chất lượng các thành viên tham gia NNC cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển NNC.

Thứ hai, số lượng các công bố quốc tế của các NNC còn khá khiêm tốn. Trong đó có 37,5% số thầy cô được hỏi chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus. Số các giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ có 34,2%. Con số này nói lên mức độ hội nhập với trình độ quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam.

Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho các NNC còn hạn chế, có đến 93,7% số người được hỏi cho rằng kinh phí để đầu tư cho NNC có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển NNC.

Ví dụ, Đại học Quốc gia Hà Nội sau 5 năm ban hành chính sách về NNCM từ 2013 đến nay, các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội như Trường Đại học Công nghệ mới hỗ trợ mỗi NNCM 50 triệu/năm; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên hỗ trợ mỗi NNCM 30 triệu/năm, một số trường chưa có chính sách cụ thể...

Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho nghiên cứu trong các trường đại học hiện nay còn rất thiếu hoặc không đồng bộ.

Thứ tư, về phía quản lý nhà nước và các trường đại học, còn thiếu các chính sách cụ thể và đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển các NNC trong các trường đại học.

Nguyên nhân chính của những hạn chế tồn tại nêu trên trước hết xuất phát từ chủ quan các cán bộ giảng viên còn chưa ý thức được đầy đủ việc gắn kết công tác đào tạo với nghiên cứu, và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn thông qua NNC.

Chính sách hỗ trợ, khuyến khích của các trường đại học cho các NNC chưa có, chưa cụ thể, hoặc còn chưa đáng kể, hay nói cách khác là chính các trường đại học cũng chưa có những giải pháp quyết liệt để đầu tư cho các NNC.

Có đến 16,7% các cán bộ giảng viên được hỏi trả lời chưa từng tham gia hội nghị quốc tế nào (được tổ chức ở trong cũng như ngoài nước).

“Chúng ta có thể nắm bắt được những cơ hội của của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, không chỉ cần nguồn nhân lực chất lượng cao mà cần có nhân tài. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thu hút được nhân tài.

Chính vì vậy, các NNC cũng không là ngoại lệ và vấn đề thu hút nhân tài cũng là thách thức lớn đặt ra với các NNC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay” – GS Đức nhấn mạnh.

Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy các NNC

Nhóm nghiên cứu (NNC) được coi là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo. Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học có ý nghĩa quan trọng, then chốt trong việc nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Qua khảo sát thực tiễn hoạt động của các nhóm nghiên cứu, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước và các trường đại học nhà nước cần sớm ban hành những chính sách cụ thể, đồng bộ và đủ mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình hành phát triển các NNC trong các trường đại học hiện nay.

Các NNC cũng có quy mô, trình độ và thành tích đào tạo, nghiên cứu khác nhau, khả năng kết nối, hợp tác trong ngoài nước rất khác nhau, do vậy khi ban hành các tiêu chí và xem xét mức đầu tư cho NNC cũng cần quy định phù hợp với từng đối tượng, cấp độ để đảm bảo đầu tư không lãng phí, tránh cào bằng và đem lại hiệu quả cao nhất.

Hồng Hạnh
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/375-giang-vien-chua-co-cong-bo-quoc-te-isi-scopus-20190429101803332.htm
Về Đầu Trang Go down
minhuyen0301
Thành Viên Kim Cương
Thành Viên Kim Cương



Tổng số bài gửi : 2620
Reputation : 1
Join date : 29/06/2015

37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus   37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeSun May 26, 2019 4:39 pm

Khối ngành Khoa học sức khỏe năm 2019 tại ĐH Duy Tân
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân cũng tăng lên. Nhưng sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực y tế ảnh hưởng rất lớn tới việc khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Là một ngành đặc thù liên quan đến mạng sống của con người, do đó, không phải cơ sở giáo dục nào cũng có thể triển khai đào tạo và đạt hiệu quả cao. Tại khu vực miền Trung, sau 10 năm đào tạo khối ngành Khoa học sức khỏe, Đại học (ĐH) Duy Tân đã trở thành địa chỉ uy tín cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực lành nghề. Vậy những yếu tố nào đang hội tụ, góp phần mang đến thành công trong đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe tại ĐH Duy Tân?
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo
Khối ngành Khoa học sức khỏe của ĐH Duy Tân đang đào tạo các ngành gồm:
• Bác sĩ đa khoa
• Dược sĩ ĐH
• Điều dưỡng đa khoa
• Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt / Bác sĩ Nha khoa (ngành mới mở năm 2018)
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Ghep1_bovw
ĐH Duy Tân ký kết hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo và đưa giảng viên, sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe ra nước ngoài du học
Có thể khẳng định, ĐH Duy Tân đã có những thành công nhất định trên “mặt trận” ngoại giao khi ở hầu hết các ngành nghề, nhà trường đều hợp tác với những ĐH quốc tế uy tín vào bậc nhất để: Chuyển giao chương trình đào tạo; Thay đổi cách dạy và cách học; Nâng cấp cơ sở thực hành…để đào tạo nên những thế hệ sinh viên giỏi giang, năng động với tư duy mới.
Khối ngành Khoa học sức khỏe cũng nằm trong số đó khi ĐH Duy Tân liên tục liên kết với các đối tác trường Y lớn của Mỹ, tham khảo chương trình đào tạo và mời nhiều giảng viên nước ngoài về giảng dạy tại trường. Tiêu biểu trong số đó là hợp tác với:
• ĐH Pittsburgh - xếp thứ 5 trong Top 15 trường có nghiên cứu y khoa hàng đầu của Mỹ (theo bảng xếp hạng năm 2014 của Viện Sức khỏe Mỹ - NIH),
• ĐH Illinois ở Chicago - trường có hệ thống chương trình đào tạo Y-Dược quy mô nhất nước Mỹ (về mặt số lượng sinh viên và ngành học),
• ĐH Y khoa Duke - NUS (Singapore), ĐH Ben Gurion (Israel),
• ĐH Burapha, ĐH Khon Kaen và ĐH Mahidol (Thái Lan),
• ĐH Sun-Moon và ĐH Dong-A (Hàn Quốc),
• Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI (Nhật Bản) và Hội đồng Quốc gia Người cao tuổi Khiếm thị Nhật Bản, Chi nhánh Kinki.
Bên cạnh đó, việc ký kết cùng 18 bệnh viện trong nước gồm: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Bộ Công an 199, Bệnh viện Quân y 17, Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm Răng Hàm Mặt TP.Đà Nẵng… cũng đã giúp sinh viên Duy Tân có thêm nhiều cơ hội được thực hành lâm sàng dưới sự chỉ dẫn của các giáo sư, bác sĩ vững tay nghề, giàu kinh nghiệm và nhiều tâm huyết với nghề.
Xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại
Không chỉ chú trọng cung cấp kiến thức tiên tiến cho sinh viên, ĐH Duy Tân còn tích cực đầu tư hệ thống 18 phòng thí nghiệm với các trang thiết bị hiện đại như:
• Phòng Thí nghiệm Lý-Hóa-Sinh,
• Phòng Thực hành Sinh lý Bệnh-Miễn dịch,
• Phòng Thực hành Vi sinh - Ký sinh trùng,
• Phòng Thực hành Điều dưỡng,...
• Đặc biệt, Trung tâm Mô phỏng Y khoa MedSim đang được xây dựng trong một toà nhà mới 5 tầng (ở khu 3.5 ha) với tổng đầu tư dự trù lên đến trên 200 tỷ, sắp được đưa vào hoạt động từ hè 2019 hứa hẹn sẽ tạo ra cơ sở thực hành y tế hiện đại hàng đầu miền Trung.
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Ghep2_enhh
Những trang thiết bị và mô hình giải phẫu hiện đại phục vụ đào tạo ngành Khoa học Sức khỏe tại ĐH Duy Tân
Sau cùng, Trung tâm Mô phỏng & Mô hình hóa (Center of Visualization & Simulation - CVS) của ĐH Duy Tân đã cho “ra đời” sản phẩm "Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe" với 3.924 chi tiết mô phỏng các hệ cơ quan trong cơ thể người được thiết kế theo công nghệ 3D. Sản phẩm này đã được trao nhiều giải thưởng lớn, trong đó có:
- Giải Nhất Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017,
- Danh hiệu Sao Khuê năm 2018, và
- Giải Bạc tại ASEAN ICT Awards 2018.
Ứng dụng với giao diện linh động, cho phép người sử dụng có thể quan sát chi tiết hình ảnh của các hệ xương, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn... một cách riêng lẻ hay tích hợp đã góp phần tránh tình trạng “học chay” hiện nay ở nhiều trường.
Áp dụng phương pháp học tập tiên tiến
Từ lâu, sinh viên ĐH Duy Tân đã được tiếp cận phương pháp học tập PBL (Problem-Based Learning hoặc Project-Based Learning) - một phương pháp đào tạo tiên tiến được áp dụng chủ đạo trong các ngành Khoa học Sự sống và Y tế ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới. Phương pháp này không chỉ giúp sinh viên tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng một cách chuyên sâu mà còn tạo cơ hội cho sinh viên có những trải nghiệm nghề nghiệp thực tế bổ ích, giúp các em có thêm sự tự tin để hoàn thành tốt công việc sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, trong đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe, ĐH Duy Tân còn tham khảo một số phương pháp giảng dạy, thực hành mới của ĐH Ben Gurion (Israel) và ĐH Y khoa Duke - NUS (Singapore) như:
• Phương pháp Mô phỏng (Simulation),
• Thực hành Điều dưỡng dựa vào chứng cứ (Evidence-based Nursing Practice),
• TBL (Học tập dựa vào nhóm - Team-based Learning),...
tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các hướng đào tạo mới nhất trên thế giới.
Mở rộng cơ hội đi du học cho giảng viên và sinh viên
Ngay trong quá trình đào tạo, ĐH Duy Tân đã nỗ lực làm việc với các đối tác nước ngoài để mang lại cơ hội đi du học cho giảng viên và sinh viên của trường. Nỗ lực đó đã mang đến nhiều kết quả như mong đợi cho ngành Điều dưỡng khi rất nhiều giảng viên và sinh viên của ĐH Duy Tân được đi du học cũng như nhận bằng Thạc sĩ tại: Nhật Bản, Đài Loan,Thụy Điển…
Tiêu biểu trong số đó là giảng viên Phạm Thị Ngọc An và cựu sinh viên Nguyễn Thị Huyền Trang đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ tại ĐH China Medical, Đài Loan vào tháng 6.2018 sau 2 năm theo học chương trình Thạc sĩ Điều dưỡng với học bổng miễn 100% học phí.
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Ghep3_gpoa

Các giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân ra nước ngoài du học và nhận bằng Thạc sĩ
Ngay sau đó, ĐH Duy Tân đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI (Nhật Bản) vào ngày 27.10.2018 tạo cơ hội để giảng viên Đoàn Nữ Nga My và cựu sinh viên Nguyễn Thị Lan Hương nhận học bổng sang Nhật Bản du học vào những ngày giữa tháng 4/2019. Sau khi kết thúc khóa học Điều dưỡng, 2 cô trò sẽ có cơ hội làm việc cho Tập đoàn Phúc lợi Xã hội SEIREI 4,5 năm với mức thu nhập dự tính khoảng 3.200.000 yên/năm (tương đương hơn 662 triệu đồng).
Không chỉ Khoa Điều dưỡng, các Khoa khác thuộc khối ngành Khoa học sức khỏe tại ĐH Duy Tân cũng đang trong quá trình thảo luận với nhiều đối tác nước ngoài để mang đến những cơ hội học tập và việc làm thiết thực giúp giảng viên nâng cao năng lực giảng dạy đồng thời giúp sinh viên có cơ hội được tiếp thu kiến thức tiến bộ, trau đồi kỹ năng để trở thành những y bác sĩ có tâm có tài trong tương lai.
Mùa tuyển sinh 2019, Đại học Duy Tân có nhiều suất học bổng ưu đãi đặc biệt cho khối ngành Khoa học sức khỏe, bao gồm:
- Học bổng Duy Tân trị giá từ 1-5 triệu đồng cho những thí sinh đăng ký vào học Khối ngành Điều dưỡng có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia ≥ Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm.
- Học bổng 1 triệu đồng/suất cho tất cả các thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa khi đăng ký học ngành Điều dưỡng Đa khoa.
- Học bổng trị giá từ 500 ngàn đồng – 2 triệu đồng VNĐ cho những thí sinh đăng ký vào học ngành Điều dưỡng Đa khoa có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên.
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Tab_teeg
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo khối ngành Khoa học Sức khỏe của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Y, Khoa Dược và Khoa Điều dưỡng.
Mọi chi tiết liên hệ: Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Website: https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn
https://thanhnien.vn/giao-duc/khoi-nganh-khoa-hoc-suc-khoe-nam-2019-tai-dh-duy-tan-1083085.html
Về Đầu Trang Go down
honghanhphan
Thành Viên Pha lê
Thành Viên Pha lê



Tổng số bài gửi : 1068
Reputation : 1
Join date : 26/06/2016

37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus   37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitimeSun May 26, 2019 9:46 pm

Ra mắt phim lịch sử: Những cánh én đầu tiên
(NLĐO)- "Những cánh én đầu tiên" đã được ra mắt công chúng sau 5 năm ấp ủ và thực hiện. Bộ phim tái hiện được trận chiến trên Hàm Rồng ngày 4-4-1965 giữa lực lượng không quân nhân dân Việt Nam với lực lượng không quân hải quân Mỹ
Tối 26-4, xưởng phim Silver Swallows Studio (Trường Đại học Duy Tân) đã tổ chức buổi họp báo ra mắt tập phim đầu tiên trong series "Không chiến Việt Nam" với tựa đề "Những cánh én đầu tiên".
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus 5838088323293757006837551554356373888696320n-1556335035061132280810
Phim tài liệu "Những cánh én đầu tiên" thuộc series "Không chiến Việt Nam" – một trong những dự án nhân văn, phi lợi nhuận của xưởng phim Én Bạc (Silver Swallows Studio) của Trường Đại học Duy Tân. Bộ phim ra đời với khát vọng có thể tái hiện được trận chiến trên Hàm Rồng ngày 4-4-1965 giữa lực lượng không quân nhân dân Việt Nam với lực lượng không quân Hải quân Mỹ. Silver Swallows Studio đã rất nỗ lực trong việc chắt lọc sự kiện và theo sát từng khung hình để có thể khiến người xem cảm nhận được chân thực nhất thời khắc oanh liệt của những người anh hùng trong trận Hàm Rồng.

37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus 58543384279579582984339775879025909301248n-15563350548552131075511
Đạo diễn Lê Nguyên Bảo trả lời buổi họp báo

Tại buổi họp báo, đạo diễn Lê Nguyên Bảo đã chia sẻ, cảm hứng làm bộ phim về chiến tranh không quân Việt Nam bắt nguồn từ lòng tự tôn dân tộc. Khi còn là du học sinh tại Mỹ, anh đã được xem những bộ phim tư liệu về những trận chiến trên không của không quân Mỹ được tái hiện bằng chất liệu 3D. Trong những thước phim đó anh chỉ thấy được hình ảnh máy bay Việt Nam bị địch bắn rơi như thế nào. Lòng tự tôn dân tộc được khơi dậy, cùng với đó là đam mê tìm hiểu về lịch sử, công nghệ, trang bị máy bay,… vị đạo diễn đã bắt đầu hành trình tìm những con người có năng lực từ mọi miền Tổ quốc để cùng thực hiện dự án này. Trên tinh thần đó. "Những cánh én đầu tiên" đã được ra mắt công chúng sau 5 năm ấp ủ và thực hiện. Điểm hấp dẫn của "những cánh én đầu tiên" đó là sự chân thực về mặt cốt truyện, nội dung logic, chặt chẽ và độc đáo về mặt thể hiện với sự kết hợp giữa phim tài liệu và minh họa điện ảnh.
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus 583821994468434491913754824931544105746432n-1556335092394853334865
Bộ phim thu hút giới trẻ

Theo đạo diễn Lê Nguyên Bảo, sự kết hợp này là bởi giới trẻ hiện nay hầu như không dành nhiều sự quan tâm đối với lịch sử vì nhiều lý do khác nhau. Trong đó phần lớn nằm ở cách thể hiện và tiếp cận chưa đủ sinh động để kích thích sự tò mò, tìm hiểu của giới trẻ. Chính vì thế, sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và điện ảnh một cách linh động và mềm dẻo sẽ tạo nên một chất liệu hoàn toàn khác, tạo nên sự hứng thú và lôi cuốn cho giới trẻ trong việc tìm hiểu lịch sử nước nhà. Ekip làm phim mong muốn góp phần bé nhỏ để điểm tô thêm trang sử hào hùng để giúp thế hệ hôm nay và ngày mai, mãi mãi một niềm tự hào, mãi mãi trân trọng những phút giây thiêng liêng của dân tộc.

37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Phi-cong-ho-van-quy-1556335077339110008550
Phi công Hồ Văn Quỳ xúc động khi xem bộ phim

Đặc biệt, họp báo còn có sự tham dự của ông Hồ Văn Quỳ (thành viên số 3 trong trận đánh ngày 30-4-1965), 60 phút phim giúp ông sống lại với những ký ức hào hùng của Hàm Rồng năm 1965, ông xúc động : "Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, dù ký ức không còn rõ nét vì tuổi già. Nhưng sau khi xem xong thước phim tái hiện lại trận chiến đầu tiên của không quân Việt Nam, tôi đã rất xúc động, nhớ về những người anh em đồng đội của mình đã chiến đấu anh dũng như thế nào". Ông gửi lời cám ơn sâu sắc đến Đại học Duy Tân và xưởng phim Én Bạc đã khơi gợi những ký ức hào hùng của dân tộc và lan tỏa lòng tự hào dân tộc đến với cộng đồng.


https://nld.com.vn/van-nghe/ra-mat-phim-lich-su-nhung-canh-en-dau-tien-20190427102548585.htm
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus   37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus
» Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Đại học Duy Tân Giao lưu với đoàn Giảng viên và Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. HCM
» Giảng viên Duy Tân báo cáo tại Hội thảo về Bảo tồn di sản văn hóa quốc tế

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ :: Thư Viện-
Chuyển đến