Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Chào Mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn ĐP2
Hãy đăng ký thành viên để sử dụng tất cả tiện ích của Forum
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ

Chào mừng bạn đến với diễn đàn trường đức phổ 2
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Lễ Trao Học Bổng Dean's List 2024 của Trường Đào tạo Quốc tế
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:52 pm

» Khai mạc Chương trình P2A Hybrid Mobility in Business & Entrepreneurship and Technology & Intelligence 2024
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Ngành Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt ở DTU với Cơ hội Thực tập Lâm sàng với Người bệnh
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:51 pm

» Khối ngành Kinh tế - Quản trị ĐH Duy Tân với xếp hạng Top 500+ Thế giới
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:50 pm

» Sinh viên Duy Tân hào hứng với Cuộc thi “Thiết kế mạch CDIO 2024”
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:49 pm

» Lễ phát động cuộc thi “DTU Startup 2024” và Talkshow “Khởi nghiệp sớm, thách thức hay cơ hội”
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:48 pm

» Sinh viên Duy Tân giành giải Đồng tại Cuộc thi “Hùng biện tiếng Hàn Gyeongsangbuk-do năm 2024”
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:47 pm

» Sinh viên ĐH Duy Tân xuất sắc giành giải Ba Bolero tại Cuộc thi 'Tình ca Việt Nam 2024'
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:46 pm

» Lễ Ký kết Hợp tác giữa Đại học Duy Tân và Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:41 pm

» TS.KTS Lê Vĩnh An với sự nghiệp bảo tồn, phục hồi di sản kiến trúc Việt
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:40 pm

» Kình ngư ĐH Duy Tân phá kỷ lục quốc gia, giành 2 huy chương Vàng tại Giải Bơi 2024
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Đà Nẵng tổ chức khai mạc kỳ thi Olympic Toán học toàn quốc lần thứ 30
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:39 pm

» Thí sinh Olympic Toán học toàn quốc đạt kỷ lục trong hơn 30 năm
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:38 pm

» Thí sinh tham gia Olympic toán học toàn quốc cao kỷ lục
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Kỳ thi Olympic toán học toàn quốc: Số thí sinh tham gia đạt kỷ lục
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:37 pm

» Ngành Dược sĩ và Công nghệ sinh học ở DTU
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:36 pm

» Duy Tân là Đại học đầu tiên của Việt Nam “nhập khẩu” máy Scan iTero 5D Plus đào tạo ngành Bác sĩ Răng-Hàm-Mặt
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:31 pm

» Niềm say mê và kiến thức Toán học sẽ là lợi thế trong cuộc sống
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:30 pm

» 11 thí sinh đạt giải đặc biệt thi Olympic toán học
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Các đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng SCImago 2024
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:29 pm

» Sinh viên Duy Tân giành nhiều Giải thưởng tại Olympic Toán học Sinh viên và Học sinh lần thứ 30
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeby honghanhphan Fri Apr 19, 2024 8:28 pm

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
minhuyen0301
Thành Viên Kim Cương
Thành Viên Kim Cương



Tổng số bài gửi : 2620
Reputation : 1
Join date : 29/06/2015

Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017   Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeSat Jan 20, 2018 9:44 am

Tăng trưởng về Số lượng

Một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển của một trường đại học là lượng công bố quốc tế tích lũy và hàng năm. Trong năm 2017, Đại học (ĐH) Duy Tân đã có 372(*) công trình ở cấp độ quốc tế. Chiếm 92% trong số đó là các bài báo ISI (với 340 bài) - đây là những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học chất lượng cao do Viện Thông tin Khoa học Hoa Kỳ (ISI) lựa chọn. Các công bố còn lại gồm 12 bài báo Scopus, 13 bài báo quốc tế khác, và 7 chương sách (book chapter) được phát hành bởi các nhà xuất bản danh tiếng như Springer, Elsevier, Wiley, và IGI Global.
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Nghiencuukhoahocc
Các nhà Khoa học làm việc trong Phòng Thí nghiệm hiện đại tại Đại học Duy Tân
Với lượng công bố đó, có nghĩa trung bình mỗi một ngày trong năm 2017, ĐH Duy Tân đã công bố được 1 công trình ở đẳng cấp quốc tế. Đây là lần đầu tiên năng suất công bố quốc tế trung bình trong năm của các nhà nghiên cứu ĐH Duy Tân chạm đến cột mốc này, đánh dấu một thành tựu nữa trong chuỗi nhiều sự kiện nổi bật của ĐH Duy Tân trong năm qua ví dụ Kiểm định Chất lượng Quốc gia đầu tiên của khối Ngoài Công lập, Giải Nhất Nhân tài Đất Việt, Giải Newton Prize 2017,... Kết quả này cũng lần lượt gấp hơn 1.6 và 3.5 lần so với lượng công bố các năm 2016 và 2015 (230 và 105 bài).

Nâng cao về Chất lượng
Xét riêng công bố ISI, năm 2017 ĐH Duy Tân có nhiều bài báo được gởi đăng trên các tạp chí lừng danh với hệ số ảnh hưởng (Impact Factor - IF) rất cao. Chẳng hạn, với hệ thống The Lancet có các tạp chí Lancet (IF=47.831; 7 bài), Lancet Neurology (26.284; 1 bài), Lancet Respiratory Medicine (19.287; 1 bài), Lancet Global Health (17.686, 1 bài). Hoặc với hệ thống JAMA có JAMA Oncology (16.559; 2 bài), JAMA Pediatrics (10.251; 1 bài).

Cần biết rằng tỉ lệ từ chối đăng bài do các hệ thống tạp chí này tự công bố lên tới 95% như của The Lancet, hoặc 89% như của JAMA - nghĩa là cứ 100 bài báo gửi đến tòa soạn thì chỉ có 5 và 11 bài được đăng, để thấy được những nỗ lực vượt trội về chất của các nhà nghiên cứu ở ĐH Duy Tân trong năm qua.

Bên cạnh những bài báo thuộc hàng đỉnh cao nói trên, lượng công bố trên các tạp chí với dải IF từ 4 đến 10 cũng có đến 39 bài. Tiêu biểu như các tạp chí Environmental Health Perspectives, Seminars in Cell & Developmental Biology, Journal of Power Sources, Carbon, Chemical Engineering Journal, European Physical Journal C, Chemistry-A European Journal,… Như vậy có thể thấy rằng, bên cạnh tăng trưởng về số lượng, những cố gắng của ĐH Duy Tân trong việc nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu đã mang lại thành quả đáng tự hào.

Chủ trì nghiên cứu
Ngày nay, để nghiên cứu và công bố một công trình khoa học, đặc biệt là khoa học thực nghiệm, rất khó để một nhà nghiên cứu tiến hành một mình mà thường cần có sự hợp tác với các nhà nghiên cứu khác, giữa các trường đại học và viện nghiên cứu. Thông thường, để ra một bài báo sẽ cần sự hợp tác từ một vài cho đến hơn chục tác giả, nhưng cá biệt cũng có bài báo có đến hàng nghìn tác giả.

Với những bài báo có nhiều tác giả, vấn đề làm sao xác định mức độ đóng góp của mỗi người cho đến nay vẫn làm đau đầu các nhà quản lý khoa học. Tuy vậy, có một vài dấu hiệu để nhận biết ai là người có đóng góp chính cho công trình. Ở một mức độ tương đối, tác giả đầu tiên và/hoặc tác giả liên hệ của bài báo có thể được xem là các tác giả chính, tức là những người đã làm chủ chủ đề nghiên cứu.

Trong số 340 bài báo ISI của năm 2017, các nhà nghiên cứu của ĐH Duy Tân là tác giả chính của 243 bài, chiếm tỉ lệ 71.2%. Trong khi đó ở các năm 2016 và 2015, tỉ lệ này lần lượt là 67.9% (142/209) và 63.4% (64/101). Rõ ràng, dữ liệu này cho thấy các nhà khoa học của ĐH Duy Tân đã có đóng góp chính, đến gần ba phần tư, trong tổng số công bố; qua đó thể hiện được năng lực chủ trì nghiên cứu của mình. Hơn nữa, năng lực này vẫn tăng dần qua các năm, là bằng chứng cho thấy chính sách đầu tư nghiên cứu của trường đã và đang mang lại hiệu quả.

Được quốc tế ghi nhận…
Với những nỗ lực trên, mới đây ĐH Duy Tân đã vinh dự được Nature, nhà xuất bản khoa học danh tiếng thế giới, xướng tên trong bảng xếp hạng năng lực nghiên cứu của các trường viện theo từng quốc gia. Chỉ số xếp hạng này, gọi là Nature Index, đánh giá dựa vào thành tích công bố ISI trên các tạp chí hàng đầu thế giới và có tính đến mức độ đóng góp của mỗi trường/viện.

Xếp vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng của Việt Nam, ĐH Duy Tân là một trong hai trường đại học ở miền Trung (bên cạnh ĐH Vinh), và là đại diện ngoài công lập duy nhất góp mặt trong top 10 đơn vị có năng lực nghiên cứu mạnh nhất tại Việt Nam. Không có gì đáng ngạc nhiên, khi năm 2016 ĐH Duy Tân cũng đã xếp vị trí thứ 8. Sự góp mặt liên tiếp này là minh chứng hùng hồn cho việc năng lực nghiên cứu của ĐH Duy Tân đang dần ổn định, phản ánh tính hiệu quả của chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học của trường.
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 BANGXEPHANG
Xếp hạng cho năm 2017 - Nguồn: NatureIndex.com

Với những thành quả đã đạt được, ĐH Duy Tân tự tin đặt mục tiêu tiếp đến sẽ trở thành một trường đại học nghiên cứu lớn không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương trong những năm đến.

(*) Danh sách các công trình của DTU năm 2017: https://goo.gl/4pzxCk

Các bạn có thể xem thêm thông tin về nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Nghiên cứu Khoa học tại ĐH Duy Tân.

(Khoa Bảo)
Về Đầu Trang Go down
minhuyen0301
Thành Viên Kim Cương
Thành Viên Kim Cương



Tổng số bài gửi : 2620
Reputation : 1
Join date : 29/06/2015

Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017   Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeSun Jan 28, 2018 5:13 pm

Nhà khoa học ĐH Duy Tân được bầu vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted 2018-2020
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Tshung_nmhw
PGS-TS Nguyễn Quang Hưng nhận học hàm Phó giáo sư tại Văn miếu Quốc tử Giám, Hà Nội
Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia - Nafosted thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố thành lập các Hội đồng Khoa học trong lĩnh vực tự nhiên và kỹ thuật nhiệm kỳ 2018 - 2020.
Trong đó, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng - Nhà khoa học trẻ về Vật lý hạt nhân của Đại học (ĐH) Duy Tân đã trở thành 1 trong 9 thành viên được bầu chọn vào Hội đồng Khoa học ngành vật lý. Theo đó, ĐH Duy Tân là trường tư thục duy nhất tại miền Trung có nhà khoa học được bầu chọn vào Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted dịp này.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008, Quỹ Nafosted đã thực hiện các tài trợ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của nước nhà. Hội đồng Khoa học được Quỹ Nafosted thành lập 2 năm/lần với việc lựa chọn một cách nghiêm túc các thành viên là những nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có thành tích nghiên cứu xuất sắc trong 5 năm gần nhất thể hiện qua các kết quả nghiên cứu với công bố quốc tế. Các thành viên của Hội đồng Khoa học có nhiệm vụ quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu cho Quỹ Nafosted, xét chọn các đề tài nghiên cứu để Quỹ Nafosted tài trợ, đánh giá kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu, cùng các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của quỹ.
Quy trình xét chọn thành viên của Hội đồng Khoa học Quỹ Nafosted rất xác đáng, chuẩn mực, công khai và minh bạch bởi đây chính là những chuyên gia đầu ngành có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, tư vấn, tạo điều kiện cho hoạt động tài trợ nghiên cứu khoa học của Quỹ Nafosted được thực hiện một cách hiệu quả. Và, cơ sở để PGS-TS Nguyễn Quang Hưng của ĐH Duy Tân được lựa chọn là 1 trong 9 thành viên của Hội đồng Khoa học ngành vật lý chính là những thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu về vật lý hạt nhân của PGS-TS Hưng trong thời gian gần đây.
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Nghiencuuvatly_drzf
Các nhà khoa học ngành vật lý tiến hành các thí nghiệm trong các labs hiện đại tại ĐH Duy Tân
Đến thời điểm hiện tại, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng đã có tổng số 22 bài báo thuộc ISI. Trong đó, có 1 bài báo được đăng trên tạp chí Physical Review Letters, 1 bài báo đăng trên tạp chí Physics Letters B, 15 bài báo đăng trên tạp chí Physical Review C… Đặc biệt, công trình nghiên cứu "Simultaneous microscopic description of nuclear level density and radiative strength function" (Mô tả vi mô đồng thời mật độ mức và hàm lực phóng xạ của hạt nhân nguyên tử) được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters ngày 9.1.2017 của PGS-TS Nguyễn Quang Hưng cùng 2 đồng nghiệp khác đã được ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam gửi thư chúc mừng. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, PGS-TS Nguyễn Quang Hưng từng đạt Giải thưởng Nghiên cứu trẻ của Hội Vật lý Lý thuyết năm 2012, được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước công nhận học hàm Phó giáo sư năm 2014 và vinh dự là 1 trong 70 nhà khoa học trẻ được lựa chọn tham dự buổi gặp gỡ với Thủ tướng vào ngày 11.9.2015. PGS-TS Nguyễn Quang Hưng còn trực tiếp làm chủ nhiệm 3 đề tài Nafosted, trong đó 2 đề tài đã nghiệm thu và 1 đề tài đang được thực hiện.
Tại ĐH Duy Tân, công tác nghiên cứu khoa học nhiều năm trở lại đây có rất nhiều khởi sắc. Trong năm 2017, ĐH Duy Tân đã có 372 công trình nghiên cứu ở cấp độ quốc tế, trong số có 340 bài báo thuộc ISI. Kết quả này cũng lần lượt gấp hơn 1,6 và 3,5 lần so với lượng công bố các năm 2016 và 2015 trước đây (lần lượt là 230 và 105 bài). ĐH Duy Tân đã thành lập nhiều viện, trung tâm, và các nhóm nghiên cứu để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, sinh học phân tử, môi trường, vật lý, xây dựng,… Với năng lực nghiên cứu vượt trội cộng hưởng cùng hệ thống cơ sở vật chất là các phòng thí nghiệm hiện đại, các nhà khoa học của ĐH Duy Tân đã nhận được khá nhiều tài trợ từ Quỹ Nafosted. Tổng số đề tài Nafosted của nhà trường được phê duyệt đến nay là 32 đề tài (gồm 11 đề tài đã nghiệm thu, 14 đề tài đang thực hiện và 7 đề tài vừa được phê duyệt). Trong đó, riêng lĩnh vực vật lý, trường được phê duyệt 18 đề tài (gồm 9 đề tài đã nghiệm thu, 5 đề tài đang thực hiện và 4 đề tài mới được phê duyệt).
Các bạn có thể xem thêm thông tin nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế của ĐH Duy Tân tại đây: Công bố ISI năm 2017 http://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4017&pid=2066&lang=vi-VN
Tâm Thông
Về Đầu Trang Go down
honghanhphan
Thành Viên Pha lê
Thành Viên Pha lê



Tổng số bài gửi : 1068
Reputation : 1
Join date : 26/06/2016

Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017   Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitimeSun Jan 28, 2018 7:32 pm

ĐH Duy Tân tham dự Hội thảo Quốc tế về Bảo tồn, Phát triển Di sản Văn hóa
Trung tuần tháng 12-2017, TS. KTS. Lê Vĩnh An, Trưởng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật của Đại học (ĐH) Duy Tân đã vinh dự được lựa chọn là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mê kông" tại Khu Di sản Bangkok và Ayutthaya (Thái Lan).

Tại hội thảo, tham luận của TS. KTS. Lê Vĩnh An đã được đánh giá cao đồng thời đề xuất về việc liên kết mở chuyên ngành đào tạo Kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản đã được nhiều chuyên gia quốc tế hết sức ủng hộ.

Nâng cao chất lượng bảo tồn di sản

Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mê kông" do Viện Di sản Thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức. Khách mời của hội thảo là các Bộ trưởng, các giám đốc Viện Di sản, giám đốc chương trình đào tạo cùng đại diện các nước có di sản văn hóa trong lưu vực sông Mê kông gồm Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Photo-1-1516695262425
TS. KTS. Lê Vĩnh An báo cáo tại Hội thảo Quốc tế

16 tham luận báo cáo tại hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản. Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia đã nhận định lại những nét đặc trưng riêng biệt của từng khu di sản và đề xuất chiến lược bảo tồn phù hợp, thiết lập chương trình liên kết quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc, gia tăng lợi ích tài chính lâu dài cho các khu di sản và phát triển kinh tế địa phương nơi có di sản văn hóa gắn kết với du lịch.

TS. KTS. Lê Vĩnh An đã báo cáo tham luận "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai". Báo cáo là kết quả của quá trình thẩm định Quần thể Di tích Huế trên góc độ chuyên môn với các giá trị tình cảm, giá trị văn hóa - lịch sử và khoa học công nghệ. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra các giải pháp để bảo tồn đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch tại Quần thể di tích Huế như kết nối hệ thống di sản vệ tinh; đa dạng hóa các loại hình du lịch như mua sắm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật…

Chuyên gia quốc tế ủng hộ mở chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại Việt Nam

Tại phiên thảo luận đa phương, TS. KTS. Lê Vĩnh An đã phát biểu quan điểm ủng hộ định hướng của hiệp hội, đồng thời đề xuất liên kết quốc tế về đào tạo thạc sĩ, kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản cho các quốc gia trong lưu vực sông Mê kông, trong đó có Việt Nam, đã được toàn thể các thành viên hiệp hội và ban tổ chức tích cực hưởng ứng.

Việt Nam sở hữu khối lượng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó riêng khu vực miền Trung là nơi quy tụ nhiều di sản như: Quần thể Di tích Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Di sản văn hóa Thành nhà Hồ, các di tích kiến trúc Đền Tháp Champa kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các di sản vệ tinh khác như kiến trúc nhà ở truyền thống, đình làng, đền, chùa... Di sản miền Trung là chuỗi kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và sinh thái bản địa rất đặc sắc, có giá trị toàn cầu, do đó rất cần nguồn nhân lực lớn có chất lượng chuyên môn cao để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó.
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Photo-1-1516695264436
TS. KTS. Lê Vĩnh An (áo trắng ngồi giữa) thảo luận đa phương với các chuyên gia quốc tế

Trên cơ sở đó, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nằm ở vị trí trung tâm kết nối các di sản miền Trung đồng thời có truyền thống và uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về du lịch, kiến trúc. Việc mở rộng đào tạo chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại trường sẽ thực sự phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực mang tính đặc trưng nhằm tạo ra bước chuyển mới trong công tác bảo tồn di sản cho khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Đề xuất này đã được các chuyên gia quốc tế ủng hộ, trong đó Viện Di sản Thế giới của UNESCO tại ĐH Waseda và Hiệp hội Bảo tồn Di sản các quốc gia lưu vực sông Mê kông hứa hẹn sẽ hỗ trợ việc liên kết với các trường đại học của Nhật Bản và các quốc gia khác, tạo điều kiện cho công tác đào tạo tại Việt Nam.

TS. Paritta Chalermpow Koanantakool - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn, Thái Lan - cho biết: "Tôi hoàn toàn nhất trí với đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc thiết lập chương trình đào tạo quốc tế về Bảo tồn Di sản Văn hóa. Các kiến trúc sư về bảo tồn ngoài việc tiếp thu kiến thức, cần phải có thời gian thực hành, thực địa để tìm hiểu về di sản. Bởi vậy, xây dựng một chương trình đào tạo bài bản ở một đại học uy tín sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công tác bảo tồn di sản sau này".

Đồng quan điểm, GS. Zar Chi Min - Khoa Kiến trúc & Hợp tác Quốc tế, ĐH Công nghệ Mandalay, Myanmar - chia sẻ: "Tôi cho rằng việc đào tạo đội ngũ kiến trúc sư bảo tồn di sản chuyên nghiệp là rất cấp bách hiện nay. Liên kết đào tạo trên địa bàn thực tế của các khu di sản sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận nội dung đào tạo tiên tiến mang tầm quốc tế với sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành quốc tế về lĩnh vực này. Tôi rất tán đồng với quan điểm và đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc đào tạo nguồn nhân lực Bảo tồn Di sản tại các quốc gia trong đó có Myanmar, Việt Nam. Chúng tôi sẽ có kế hoạch cụ thể để xúc tiến chương trình liên kết đào tạo này".

Theo TS. KTS. Lê Vĩnh An, chương trình đào tạo sẽ không quá tập trung vào khía cạnh học thuật hàn lâm mà chú trọng trang bị cho các học viên năng lực tư duy nghiên cứu di sản, hoạt động bảo tồn trùng tu di sản kiến trúc trên thực địa và khả năng quảng bá di sản thông qua các hoạt động du lịch. Theo kế hoạch, địa bàn đào tạo sẽ mở rộng ra các khu di sản khác như Nara (Nhật Bản), Bagan (Myanmar), Bangkok/Ayutthaya (Thái Lan), Watphu/Luangprabang (Lào) và Angkor Wat/Angkor Thom (Campuchia). Đây sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến có sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.

Xem thêm thông tin về đào tạo Kiến trúc của ĐH Duy Tân tại đây: Đào tạo Kiến trúc

TÂM THÔNG
http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/dh-duy-tan-tham-du-hoi-thao-quoc-te-ve-bao-ton-phat-trien-di-san-van-hoa-20180123152241349.htm
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017   Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017 I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đại học Duy Tân với hơn 1 Công bố Quốc tế mỗi ngày trong năm 2017
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Công bố quốc tế ISI của các đại học Việt Nam trong năm học 2016-2017
» Đại học Duy Tân có 340 công bố ISI trong năm 2017
» Đại học Duy Tân Tiếp đoàn Công tác của Đại học Quốc gia Chungbuk (Hàn Quốc)
» Rộn ràng Ngày hội đón Tân Sinh viên Duy Tân 2017
» DTU nằm trong Top 20 Tổ chức có Công bố Quốc tế nhiều nhất Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Trường THPT số 2 Đức Phổ :: Hành Lang Khối 10,11,12-
Chuyển đến